Tổ Chức Team Building Cho Học Sinh: Kinh Nghiệm & Trò Chơi Hay Nhất

Với áp lực trong học tập cũng như đời sống hiện nay, các em không có thời gian hoạt động nhóm cũng như tham gia các hoạt động ngoài trời. Việc này cũng là một phần làm cho các em giảm khả năng học tập từ bên ngoài. Chính vì vậy, việc tổ chức Team Building cho học sinh là điều quan trọng và cần thiết mà nhà trường, giáo viên và các bậc cha mẹ cần quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu về kinh nghiệm và những trò chơi hay nhất để tổ chức một chương trình Team Building cho học sinh qua bài viết sau đây nhé!

1. Kinh nghiệm tổ chức Team Building cho học sinh 

Để chương trình Team Building dành cho học sinh được hiệu quả nhất, bạn nên nắm vững những kinh nghiệm sau đây:

Tổ chức chương trình Team Building giúp các em có giây phút nghỉ ngơi

Tổ chức chương trình Team Building giúp các em có giây phút nghỉ ngơi

1.1 Lựa chọn địa điểm phù hợp 

Nên chọn những địa điểm rộng rãi, thoáng mát đảm bảo không gian thoải mái để tổ chức các trò chơi cho các em. Đồng thời địa điểm này phải gần không cách quá xa trung tâm thành phố, đảm bảo các em đủ sức khỏe tham gia trò chơi.

Có thể chọn địa điểm tại trường học, khu dã ngoại, khu thực nghiệm,… nơi có sân bãi ngoài trời sẽ tối đa hoá khả năng tập trung và sáng tạo của bé.

Bạn cũng có thể chọn những địa điểm gắn liền với di tích lịch sử của dân tộc giúp cho các em hiểu biết thêm lịch sử nhà nước, nuôi dưỡng tình yêu đất nước, lòng biết ơn đối với những người đã hi sinh cho đất nước.

1.2 Xây dựng chi phí hợp lý 

Chi phí là một vấn đề cần nắm khi cho trẻ tham gia các chương trình Team Building. Chi phí phải hợp lý để đảm bảo được chương trình các em hào hứng và muốn tham gia hoạt động tương tự như thế.

1.3 Lựa chọn thời gian phù hợp 

Vì là trẻ em học sinh nên bạn phải lên kế hoạch thời gian hợp lý, không nên để trẻ em chơi dưới trời nắng với thời gian quá lâu. Tổ chức sắp xếp các trò chơi hợp lý phù hợp với sức khỏe của trẻ.

Lựa chọn địa điểm và thời gian phù hợp để tổ chức Team Building cho học sinh

Lựa chọn địa điểm và thời gian phù hợp để tổ chức Team Building cho học sinh

2. Trò chơi Team Building cho học sinh 

Tổ chức Team Building cho học sinh giúp cho các em giảm bớt được áp lực trong học tập, có thời gian thư giãn, mang lại hiệu quả cho việc học tập tiếp theo. Sau đây là những trò chơi Team Building ngoài trời cho trẻ em vui nhộn, trí tuệ giúp trẻ có những giây phút nghỉ ngơi giải trí vừa là cơ hội để trẻ em được vận động, rèn luyện sức khỏe.

2.1 Trò chơi “Ném đậu vào ly”

Trò chơi “Ném đậu vào ly” giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhẹn và khéo léo.

Trò chơi “Ném đậu vào ly”rèn luyện sự khéo léo

Trò chơi “Ném đậu vào ly”rèn luyện sự khéo léo

– Chuẩn bị: Đậu hạt và ly đựng. Chia các bé thành những đội nhỏ, mỗi đội xếp thành một hàng dọc và đặt một cái ly hay ống đựng cách đội chơi 2m.

– Cách chơi: Thành viên từng đội chơi sẽ bốc 1 nắm đậu rồi ném vào ly trong thời gian quy định. Kết thúc trò chơi đội nào ném đậu vào ly được nhiều hơn sẽ dành chiến thắng.

2.2 Trò chơi “Thổi tắt ngọn nến”

Trò chơi “Thổi tắt ngọn nến”giúp trẻ phát triển kỹ năng làm việc nhóm.

– Chuẩn bị: 5 ngọn nến và khăn bịt mắt cho mỗi đội. Đặt 5 ngọn nến ở các địa điểm khác nhau. Lưu ý: Nên đặt nến ở những vị trí phù hợp với độ cao của trẻ tránh những chỗ dễ tắt lửa.

– Cách chơi: Thành viên tham gia trò chơi sẽ bịt mắt, dưới sự hướng dẫn của đồng đội sẽ đi thổi tắt những ngọn nến. Mỗi ngọn nến có lượt thổi là 3 lần, hết 3 lần mà không thổi tắt được ngọn nến thì sẽ bỏ qua. Thành viên của đội khác có thể thổi ngọn nến để tăng thêm điểm thưởng cho đội của mình.

2.3 Trò chơi “Tam sao thất bản”

Trò chơi “Tam sao thất bản” là một trong những tổ chức Team Building cho học sinh kích thích trí tưởng tượng và khả năng ghi nhớ của học sinh.

Trò chơi “Tam sao thất bản”rèn luyện khả năng ghi nhớ

Trò chơi “Tam sao thất bản”rèn luyện khả năng ghi nhớ

– Chuẩn bị: Một vài bức tranh, giấy bút. Mỗi đội chơi khoảng 5 người tham dự.

– Cách chơi: Người đầu tiên của mỗi đội sẽ được xem một bức tranh, sau đó dùng khả năng hội hoạ của mình tái hiện lại bức tranh đó. Lần lượt người chơi tiếp theo sẽ làm như vậy. Người cuối cùng tái hiện lại bức tranh sẽ căn cứ để quản trò tính điểm. Mỗi một vật tái hiện đúng bức tranh sẽ được tính 2 điểm, có thể linh hoạt cho điểm với bức tranh gần giống mà chương trình đưa ra.

Lưu ý: Không sử dụng lời nói để truyền thông điệp, các thành viên chỉ được trao đổi với nhau những bức tranh mình vẽ và không được nói gì thêm. Đội nào vi phạm sẽ bị trừ 1 điểm.

2.4 Trò chơi “Người này là ai”

Trò chơi “Người này là ai”giúp rèn luyện khả năng suy nghĩ và óc sáng tạo của trẻ.

– Chuẩn bị: Mặt nạ và trang phục kín người.

– Cách chơi: Hoá trang cho một số người tham dự mô phỏng theo các nhân vật hay hoạt hình nổi tiếng, sau đó để các bạn nhỏ đoán tên nhân vật đó là gì. Trò chơi tập thể đơn giản nhưng cực kỳ vui nhộn và thú vị.

2.5 Trò chơi “Sờ tay đoán vật”

Trò chơi “Sờ tay đoán vật” giúp rèn luyện khả năng nhận biết đồ vật xung quanh, trò chơi thích hợp với các em nhỏ mẫu giáo và học lớp 1.

Trò chơi “Sờ tay đoán vật”rèn luyện khả năng nhận biết

Trò chơi “Sờ tay đoán vật”rèn luyện khả năng nhận biết

– Chuẩn bị: Thùng giấy có một mặt là kính trong, các đồ vật dùng để đoán. Mỗi đội cử ra một thành viên tham gia trò chơi.

– Cách chơi: Người chơi sẽ đứng quay mặt về phía thùng giấy, mặt có kính trong sẽ quay về phía dưới. Trong hộp giấy sẽ để khoảng 10 đồ vật, người chơi sẽ dùng tay để nhận biết đồ vật đó. Mỗi người chơi có thời gian 3 phút để sờ và đoán tên đồ vật, ai đoán được nhiều đồ vật nhất sẽ dành chiến thắng.

2.6 Trò chơi “Ngửi đồ đoán vật”

Trò chơi “Ngửi đồ đoán vật” là một trong những trò chơi tổ chức Team Building cho học sinh giúp rèn luyện khả năng nhận biết đồ vật xung quanh, thích hợp với các em mẫu giáo và lớp 1.

– Chuẩn bị: Trái cây, củ quả, đồ ăn, khăn bịt mặt. Cử ra 1 thành viên của đội tham gia trò chơi.

– Cách chơi: Người chơi sẽ bịt mắt, sau đó sẽ dùng khứu giác để nhận biết đồ vật mình đoán là gì. Đây là trò chơi Team Building sáng tạo dành cho học sinh.

2.7 Trò chơi “Đặc công phá mìn”

Trò chơi “Đặc công phá mìn” giúp phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ.

Trò chơi “Đặc công phá mìn”phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề

Trò chơi “Đặc công phá mìn”phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề

– Chuẩn bị: Bóng bay. Mỗi đội chơi sẽ bầu ra một đội trưởng. đội trưởng sẽ di chuyển về vạch đích, các thành viên còn lại xếp thành hàng dọc tại điểm xuất phát.

– Cách chơi: Mỗi đội được quả trò cho một túi bóng bay. Các thành viên còn lại lần lượt thổi bóng của mình. Khi có hiệu lệnh, từng thành viên sẽ chạy lên vạch đích có đội trưởng, dùng mông của mình và mông của đội trưởng làm vỡ quả bóng đó. Sau thời gian 5 phút đội nào làm vỡ được nhiều bóng nhất sẽ trở thành đội thắng cuộc.

Có thể thấy, tổ chức Team Building cho học sinh rất đơn giản và mang lại nhiều ý nghĩa. Sen Xanh đã chia sẻ kinh nghiệm và tổng hợp các trò chơi hay nhất dành cho các em, giúp các em có thời gian thư giãn vui vẻ, để mang lại thêm hiệu quả trong học tập.

5/5 - (1 bình chọn)