Mẫu Kịch Bản Team Building Cho Học Sinh Thu Hút Nhất
Đối với các hoạt động chương trình tổ chức Team Building, việc xây dựng kịch bản Team Building là vô cùng quan trọng và cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. Để tạo một kịch bản Team Building ấn tượng không phải là điều mà ai cũng làm được nếu không hiểu rõ về chương trình cũng như tổ chức sự kiện. Cùng tìm hiểu về mẫu kịch bản Team Building cho học sinh thu hút nhất qua bài viết sau đây nhé!
1. Mục đích tổ chức Team Building cho học sinh
Mục đích tổ chức Team Building cho học sinh là:
– Nâng cao tinh thần đoàn kết trong trường lớp giúp các em gắn bó với bạn bè và thầy cô.
– Xây dựng tinh thần làm việc nhóm cho các em học sinh.
– Rèn luyện thể lực cho học sinh thông qua các hoạt động, trò chơi.
– Kết hợp các trò chơi Team Building và bài học phát triển kỹ năng sống, kỹ năng mềm cho học sinh.
– Nâng cao kiến thức xã hội, văn hoá, du lịch,…. Thông qua các chuyến tham quan du lịch.
– Kết hợp hoạt động từ thiện nhằm giúp đỡ cộng đồng và giúp các em hiểu biết về trách nhiệm đối với bản thân và xã hội.
– Từ các chuyến tham quan du lịch giúp nâng cao kiến thức thực tế về văn hoá, lịch sử, xã hội, sinh học,…
Chương trình Team Building giúp cho học sinh khám phá được những điều mới mẻ.
2. Mẫu kịch bản Team Building cho học sinh
Tổ chức chương trình Team Building là hoạt động bổ ích giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng và gắn kết với nhau hơn. Trong quá trình tổ chức không thể thiếu là kịch bản Team Building cho học sinh. Sau đây là mẫu kịch bản Team Building vui nhộn và thu hút nhất, bạn có thể tham khảo:
2.1 Phần 1: Khởi động – Chia đội – Xếp chữ
– Khởi động: MC tập trung các bạn học sinh tại địa điểm và tiến hành các trò chơi làm nóng bản thân. Hoạt động giúp cho các bạn khởi động các khớp cơ để chuẩn bị tham gia vào các hoạt động thử thách khác.
– Chia đội: MC tiến hành chia đoàn thành 4 đội có số lượng thành viên bằng nhau. Sau đó phát áo Team Building theo màu sắc để phân biệt đội. MC yêu cầu mỗi đội sẽ bầu ra 1 đội trưởng và đặt tên cho nhóm của mình. Sau đó từng đội sẽ thảo luận đưa ra điệu nhảy ăn mừng. slogan cho nhóm của mình.
– Xếp chữ: Các thành viên đứng vào vị trí những dây đã được BTC setup sẵn. Tất cả các học sinh cầm tay nhau tạo thành logo hoặc chữ liên quan đến nhà trường, khoa,… Đội ngũ Media tiến hành ghi lại khoảnh khắc ý nghĩa này bằng Flycam. Đây là tư liệu quý giá giúp bạn truyền thông cho nhà trường.
Phần khởi động của kịch bản Team Building học sinh
2.2 Phần 2: Vượt qua thử thách
Thử thách: “Chung một niềm tin”
– Chuẩn bị: Miếng gỗ nhỏ.
– Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, tất cả thành viên trong đội sử dụng 30 thanh gỗ để xây dựng một cây cầu có hình vòm. Cây cầu sau khi hoàn thành phải đáp ứng đúng yêu cầu chiều dài tối thiểu là 1,5m và cây cầu không được sử dụng chất kết dính. Kết cấu của cây cầu phải chắc chắn đủ để chịu được sức tải của vật nặng. Đội nào hoàn thành đúng yêu cầu trước sẽ dành chiến thắng. Những cây cầu có kết cấu đẹp và sáng tạo sẽ được cộng thêm điểm.
Các bạn học sinh cùng nhau tham gia thử thách một cách hăng say
Thử thách: “Chiến binh dũng mãnh”
– Chuẩn bị: Quả bóng khổng lồ.
– Cách chơi: Mỗi đội cử ra 10 thành viên tham gia, 9 thành viên có nhiệm vụ lăn quả bóng khổng lồ để một thành viên còn lại lăn trên bóng để di chuyển về đích.
– Lưu ý: Thành viên lăn bóng không được tiếp xúc với thành viên lăn trên bóng. Khi về đích một thành viên sẽ ở lại, còn 9 thành viên còn lại cầm bóng quay về để chuẩn bị cho lượt tiếp theo. Thời gian chơi mỗi lượt là 5 đến 10 phút. Mỗi thành viên hoàn thành xong thử thách sẽ được 100 điểm.
2.3 Phần 3: Tổng kết – Trao thưởng
Sau những giờ hăng say để chinh phục thử thách sẽ tới giờ tổng kết trao thưởng. Phần này là không thể thiếu trong kịch bản Team Building cho học sinh. Ban tổ chức sẽ tính điểm, tổng hợp kết quả trong lúc các bạn học sinh nghỉ ngơi.
Sau đó MC mời đại diện các đội lên sân khấu để phát biểu cảm nghĩ về chương trình. Đại diện khoa, nhà trường trao giải cho đội có thành tích xuất sắc. Sau cùng MC sẽ dành những lời chúc tốt đẹp nhất đến bạn học sinh và ban giám hiệu. Team Building đã mang đến những trải nghiệm thú vị và bổ ích cho tất cả mọi người.
Phần trao giải hồi hộp và không thể thiếu trong kịch bản Team Building
3. Gợi ý xây dựng kịch bản trò chơi Team Building cho học sinh
Kịch bản trò chơi Team Building là không thể thiếu trong kịch bản Team Building dành cho học sinh. Mang lại những giây phút thư giãn đầy tiếng cười vui nhộn giúp các em có thêm kiến thức mới khám phá bản thân.
3.1 Trò chơi “Nhảy bao bố”
Trò chơi “Nhảy bao bố” giúp rèn luyện sự nhanh nhẹn và khéo léo, tạo không khí vui vẻ để thoải mái học tập và sinh hoạt.
Trò chơi “Nhảy bao bố”rèn luyện sự nhanh nhẹn
– Chuẩn bị: Bao bố tao để hai người đứng vào được, số lượng bao bằng 1/2 số người chơi. Quản trò chia tập thể thành các đội chơi bằng nhau với số lượng đều bao gồm cả nam và nữ.
– Cách chơi: Hai người đứng trong một cái bao xếp thành hàng dọc đứng trước vạch xuất phát chờ hiệu lệnh quản trò. Khi có lệnh của quản trò, từng đôi của từng đội nhảy về đích quy định cho tới đôi cuối cùng. Khi đôi đầu tiên nhảy, đôi số 2 tiến lên vạch xuất phát.
3.2 Trò chơi “Anh em đoàn kết”
Trò chơi “Anh em đoàn kết” là một trong các trò chơi Team Building trong kịch bản Team Building cho học sinh giúp các thành viên tăng tính đoàn kết và phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt.
Trò chơi “Anh em đoàn kết”giúp rèn luyện phản ứng nhanh nhẹn và linh hoạt
– Chuẩn bị: Các thành viên đứng thành vòng tròn và khoác tay lên vai nhau.
– Cách chơi: Quản trò hô “anh” cả lớp hô “tiến” đồng thời các em học sinh nhảy lên trước 1 bước. Quản trò hô “em” thì cả lớp hô “lùi” và cùng nhau nhảy về phía sau một bước. Quản trò hô “đoàn” cả lớp hô “phải” đồng thời nhảy sang bên phải 1 bước. Quản trò hô “kết” cả lớp hô “trái” cùng nhau nhảy sang bên trái một bước. Quản trò hô sao thì bạn phải nhảy đúng như quản trò hô.
3.3 Trò chơi “Ném bài vào nón”
Trò chơi “Ném bài vào nón”giúp học sinh rèn luyện khả năng tập trung và sự khéo léo.
Trò chơi “Ném bài vào nón”rèn luyện khả năng tập trung của học sinh
– Chuẩn bị: Nón lá, bộ bài. Mỗi đội sẽ xếp thành một hàng dọc và được đặt một chiếc nón cách về phía trước 1,5m.
– Cách chơi: Lần lượt thành viên mỗi đội sẽ ném từng lá bài vào nón. Mỗi lá bài ném trúng sẽ được tính một điểm. Đội nào kết thúc được nhiều điểm nhất là đội dành chiến thắng.
Bài viết trên đã được Sen Xanh chia sẻ mẫu kịch bản Team Building cho học sinh thu hút nhất và những trò chơi Team Building vui nhộn. Hy vọng sẽ hài lòng và có ích cho những ai sắp và chuẩn bị tổ chức chương trình Team Building dành cho học sinh.