Các Trò Chơi Tương Tác Khi Thuyết Trình Tạo Sự Thu Hút

Điều mà người thuyết trình luôn mong muốn để bài thuyết trình được thành công tốt đẹp đó là sự chú ý của khán giả. Nếu bạn đặt câu hỏi tương tác với khán giả thì điều đó quá quen thuộc và có thể trở nên nhàm chán. Bạn có thể áp dụng các trò chơi tương tác khi thuyết trình để tạo sự thu hút và giúp cho buổi thuyết trình trở nên thú vị gây ấn tượng đến khán giả, làm cho buổi thuyết trình được thành công hơn.

1. Trò chơi “Giải ô chữ”

“Giải ô chữ” là trò chơi cổ điển mà bất cứ ai đều đã từng chơi ít nhất một lần. Trò chơi không chỉ khơi dậy sự tò mò mà còn đem lại kiến thức thú vị trong mỗi lần chơi. Đối với phiên bản thuyết trình, người nghe chỉ cần hoàn thành tất cả các câu hỏi và ghi đáp án ô chữ của mình vào phần giấy được người trình bày cung cấp. 

Trò chơi “Giải ô chữ” là trò chơi khơi dậy sự tò mò đem lại kiến thức thú vị

Trò chơi “Giải ô chữ” là trò chơi khơi dậy sự tò mò đem lại kiến thức thú vị

Lưu ý: Nội dung câu hỏi phải liên quan đến nội dung thuyết trình và có độ khó nhất định để người nghe có thể theo dõi phần trình bày một cách tập trung nhất.

Tham khảo: Các trò chơi trên giấy vui nhộn

2. Trò chơi “Càng nhiều càng tốt”

“Càng nhiều càng tốt” là trò chơi có luật chơi tương tự Family Feud – một chương trình truyền hình nổi tiếng của Mỹ. Là một trong các trò chơi tương tác khi thuyết trình giúp cho buổi thuyết trình thêm hấp dẫn.

Luật trò chơi như sau: Trước buổi thuyết trình, người trình bày cung cấp một Form khảo sát đến với khán giả liên quan đến nội dung thuyết trình và khán giả phải hoàn thành Form trước khi phần trình bày kết thúc. 

Cuối buổi thuyết trình chọn ra 2 đội chơi tham gia cạnh tranh, nhiệm vụ của 2 đội là đưa ra câu trả lời phổ biến nhất dựa trên Form khảo sát được cung cấp buổi đầu. Ví dụ: Bạn có thể đặt ra câu hỏi như: “Những quốc gia nổi tiếng trong lĩnh vực cà phê” mà bài thuyết trình sẽ đề cập. 

  1. Brazil
  2. Nhật Bản
  3. Việt Nam 
  4. Hàn Quốc

– Đội chơi chọn Quốc Gia được bình chọn nhiều nhất sẽ có số điểm cao nhất. 

Lưu ý: Có thể tham khảo thêm chương trình Family Feud để nắm rõ hơn về luật lệ trò chơi.

3. Trò chơi “Số khoá”

Dù chủ đề thuyết trình là gì, chắc chắn sẽ có số liệu hoặc chữ số trong nội dung trình bày. Trò chơi “Số khoá” là một trong các trò chơi tương tác khi thuyết trình khá thú vị. Nội dung trò chơi rất đơn giản, trước khi bắt đầu thuyết trình, bạn cần thông báo thể lệ đến khán giả rằng họ cần phải chú ý đến những chữ số được in đậm hoặc nhấn mạnh trong bài thuyết trình. Bởi vì, cuối buổi sẽ có những câu hỏi liên quan đến những con số đó. Ví dụ: Bạn đưa ra con số 15.000 đồng, khán giả sẽ phản hồi rằng “Số tiền bạn dành cho một cốc cà phê buổi sáng”.

Trò chơi “Số khoá” được áp dụng khi thuyết trình

Trò chơi “Số khoá” được áp dụng khi thuyết trình

Nếu bài thuyết trình của bạn không có các số liệu tính toán phức tạp, khi đó bạn chỉ cần đưa ra những con số đề mục của bài thuyết trình. Ví dụ: Bạn đưa ra con số 1 La Mã, người nghe phản hồi rằng “Giới thiệu tổng quan về thương hiệu cà phê” hoặc tổng quan về thị trường Thái Lan. 

Lưu ý: Trong khi thuyết trình bạn cần nhấn mạnh những con số hoặc in đậm trên Slides để người theo dõi cảm thấy trò chơi thú vị như đi tìm kho báu.

4. Trò chơi “Tam sao thất bản – Gartic Phone”

Trò chơi “Tam sao thất bản” là một trò chơi có yếu tố hội họa với nguyên tắc khá đơn giản: Trong mỗi lượt chơi, một bạn sẽ viết một từ khoá để người thứ 2 vẽ hình minh hoạ cho từ khóa đó. Đến người thứ 3 sẽ đoán từ khóa dựa trên hình vẽ của người thứ 2. Cuộc chơi tiếp tục cho đến khi hết số lượng người tham gia. Với buổi thuyết trình có sử dụng song ngữ với nhiều từ vựng mới, bạn có thể dùng trò chơi này để giúp khán giả ghi nhớ lâu hơn.

Trò chơi “Tam sao thất bản” với yếu tố hội họa giúp ghi nhớ được lâu hơn

Trò chơi “Tam sao thất bản” với yếu tố hội họa giúp ghi nhớ được lâu hơn

5. Trò chơi “Ôn tập kiến thức”

Sau phần thuyết trình, để kiểm tra xem khán giả/người nghe đã nắm được các thông tin cần thiết hay chưa, hãy thử rủ mọi người cùng chơi Kahoot hoặc Quizizz. Kahoot là phần mềm hỗ trợ tạo câu hỏi trắc nghiệm khá quen thuộc với nhiều người. Bạn có thể chèn thêm hình ảnh, âm thanh để câu hỏi trở nên sinh động.

Còn đối với Quizizz sẽ bao gồm 5 loại câu hỏi khác nhau là trắc nghiệm, hộp kiểm, bình chọn, điền vào chỗ trống và câu hỏi mở. Bạn có thể tự tạo câu hỏi hoặc lấy từ thư viện chung của ứng dụng. 

Booklet cũng là một trang web tạo trò chơi giải đố với các nhân vật đồ hoạ siêu đáng yêu. Người dùng tham gia bằng cách nhập mã trên web, sau đó bạn trả lời các câu hỏi trong thời gian cho phép bằng thiết bị di động. Các bạn có thể tham gia theo đội hoặc cá nhân. Bạn nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng.

Điều tạo nên sự khác biệt của Booklet là các câu đố được lồng vào bối cảnh của các trò chơi khác nhau. Mỗi trò chơi sẽ có chủ đề và quy tắc riêng.

Đọc thêm: Dịch vụ tổ chức Team Building trong nhà hấp dẫn

Bài viết trên đã chia sẻ các trò chơi tương tác khi thuyết trình giúp cho bạn có buổi thuyết được thành công và tốt đẹp. Hy vọng buổi thuyết trình của bạn sẽ mang lại nhiều ý nghĩa đáng nhớ cho khán giả.