Các Trò Chơi Cho Trẻ Em Tiểu Học Giúp Phát Triển Tư Duy

Các trò chơi cho trẻ em tiểu học mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời, tạo ra không khí vui tươi, giúp kích thích trí tưởng tượng và ham hiểu biết ở trẻ. Việc tổ chức các trò chơi cũng giúp cho các em giảm bớt căng thẳng, đồng thời còn tạo cơ hội để rèn luyện tư duy cho các em, tương tác với nhau. Cùng tìm hiểu về trò chơi dành cho các em tiểu học và lợi ích mà nó mang lại qua bài viết sau đây.

1. Lợi ích của các trò chơi cho trẻ em tiểu học

Việc áp dụng và đưa những trò chơi vào trong học tập, thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Trong quá trình tham gia, các em phải sử dụng các giác quan để thực hiện các thao tác chơi, luật chơi, do vậy mà các giác quan trở nên linh hoạt hơn, tư duy trừu tượng, phát triển và sử dụng ngôn ngữ mạch lạc.

Việc sử dụng trò chơi cho học sinh tiểu học còn tạo điều kiện để phát triển kiến thức mới, bằng việc vận dụng các kỹ năng để chơi trò chơi, học sinh nhanh chóng tiếp cận những kiến thức, nền tảng mới. Các em có thể phát hiện ra nhiều vấn đề, cách giải quyết để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Sử dụng trò chơi trong môi trường tiểu học giúp cho các em tiếp thu kiến thức rất tốt

Sử dụng trò chơi trong môi trường tiểu học giúp cho các em tiếp thu kiến thức rất tốt

Sử dụng trò chơi trong quá trình giảng dạy còn tăng khả năng ghi nhớ cho trẻ em, không khí lớp học cũng trở nên thoải mái, dễ chịu hơn. Trẻ em sẽ không còn căng thẳng với lý thuyết khô khan và những bài tập khó mà thay vào đó là sự tự giác và tích cực hơn trong việc tiếp nhận kiến thức. Sử dụng game chơi trong bài giảng còn tăng khả năng ghi nhớ được lâu hơn.

Ngoài ra, việc tổ chức các trò chơi giúp thúc đẩy sự chủ động cho học sinh. Giáo viên đưa ra nhiệm vụ hướng dẫn các em tham gia, còn các em là người chủ động tìm tòi kiến thức và giải quyết vấn đề.

Khám phá ngay: Dịch vụ tổ chức Team Building trong nhà uy tín

2. Các trò chơi cho trẻ em tiểu học

Các trò chơi cho trẻ em tiểu học thu hút sự thích thú và tò mò của trẻ. Những trò chơi ngoài trời hay trong lớp sẽ giúp học sinh có thêm năng lượng để bước vào tiết học mới.

2.1 Các trò chơi ngoài trời cho học sinh tiểu học

Các trò chơi ngoài trời cho học sinh tiểu học sẽ giúp giảm bớt căng thẳng sau mỗi giờ học, các em sẽ cảm thấy thư giãn và việc học sẽ trở nên tốt hơn. Một số trò chơi ngoài trời mà bạn có thể tham khảo sau:

  • Trò chơi “Cướp cờ”

Trò chơi “Cướp cờ” giúp rèn luyện thể lực cho học sinh rất tốt.

– Chuẩn bị: Một vòng tròn, vạch xuất phát, lá cờ. Chia thành 2 đội với số lượng người chơi trong đội bằng nhau, các thành viên trong đội sẽ đứng thành từng hàng và nhớ số thứ tự của mình.

Trò chơi “Cướp cờ” giúp các em có thể rèn thể lực tốt

Trò chơi “Cướp cờ” giúp các em có thể rèn thể lực tốt

– Cách chơi: Khi quản trò số nào thì bạn ở vị trí đó của 2 đội sẽ nhanh chóng chạy đến vòng tròn cướp cờ. Người cướp được cờ sẽ chạy về vạch xuất phát, người chơi đội còn lại phải nhanh chóng đuổi theo và chạm vào được người cầm cờ. Nếu chạm được thì điểm số sẽ thuộc về đội chơi đuổi theo, nếu không chạm được thì đội cướp được cờ sẽ dành chiến thắng.

  • Trò chơi “Nhảy bao bố”

Trò chơi “Nhảy bao bố” là trò chơi dân gian được áp dụng và tổ chức nhiều ở cấp bậc tiểu học. Đây cũng là trò chơi vận động cho học sinh tiểu học thường được áp dụng trong các giờ ngoại khóa.

– Chuẩn bị: Bao bố. Chia số lượng các đội có số người chơi bằng nhau.

– Cách chơi: Mỗi đội sẽ có một ô hàng dọc để nhảy và mỗi người phải đứng trong bao. Khi có hiệu lệnh của quản trò, từng đội sẽ nhảy đến đích. trò chơi sẽ diễn ra cho đến người cuối cùng. Đội nào về đích nhanh nhất sẽ là đội dành chiến thắng

  • Trò chơi “Bắn tên”

Trò chơi “Bắn tên” là một trong các trò chơi vận động nhẹ nhàng trước giờ học hoặc sau giờ học giúp học sinh ôn lại những kiến thức rất hiệu quả.

Trò chơi “Bắn tên” giúp các em có thể ôn lại kiến thức rất tốt

Trò chơi “Bắn tên” giúp các em có thể ôn lại kiến thức rất tốt

– Cách chơi: Thầy cô sẽ hô to “Bắn tên, bắn tên” sau đó cả lớp sẽ đồng thanh đáp lại “Tên gì, tên gì”. Thầy cô sẽ gọi tên một bạn bất kỳ trong lớp và đưa ra những câu hỏi. Nếu bạn trả lời đúng cả lớp sẽ vỗ tay.

  • Trò chơi “Chạy tiếp sức”

Trò chơi “ Chạy tiếp sức” là trò chơi vận động cho học sinh tiểu học giúp nâng cao khả năng chạy, đồng thời vận động và rèn luyện sức khỏe.

– Chuẩn bị: Địa điểm sân rộng rãi, vạch xuất phát, gậy nhỏ. Chia thành 2 đến 3 đội với số người chơi mỗi đội bằng nhau.

– Cách chơi: Khi có hiệu lệnh, các em đứng đầu hàng cầm gậy sẽ chạy thật nhanh về đích, sau đó quay trở lại vạch xuất phát và đưa gậy cho bạn thứ 2, đội nào có người chơi về đích nhanh nhất là đội chiến thắng.

  • Trò chơi “Tôi là vua”

“Tôi là vua” là một trong các trò chơi cho trẻ em tiểu học giúp trẻ rèn luyện được sự nhanh nhạy và khả năng nắm bắt thông tin rất tốt.

– Chuẩn bị: Cả lớp sẽ đứng thành vòng tròn, người quản trò sẽ đứng ở giữa vòng.

Trò chơi “ Tôi là vua” giúp các bạn có khả năng nắm bắt thông tin rất tốt

Trò chơi “ Tôi là vua” giúp các bạn có khả năng nắm bắt thông tin rất tốt

– Cách chơi: Khi người quản trò đọc tên bạn nào thì bạn đó sẽ nhanh chóng nói to câu: Tôi là vua. Hai bạn đứng bên cạnh sẽ đáp lại câu: “Muôn tâu bệ hạ” và quỳ xuống.

2.2 Trò chơi trong lớp cho học sinh tiểu học

Nếu không tổ chức được ngoài trời, thầy cô cũng có thể tổ chức rất nhiều trò chơi cho học sinh ngay cả trong lớp học, trò chơi này có thể tổ chức trước giờ học, giữa giờ học hoặc khi kết thúc. Với mục đích giúp cho các em cảm thấy thoải mái, thư giãn từ đó tăng hiệu quả học tập và tạo niềm vui và hứng thú khi đến lớp.

  • Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”

Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện khả năng nhanh nhạy.

– Chuẩn bị: Những bức hình “Đuổi hình bắt chữ”, chia lớp thành 2 đến 3 đôi để chơi trò chơi.

Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” giúp các em rèn luyện khả năng nhanh nhạy

Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” giúp các em rèn luyện khả năng nhanh nhạy

– Cách chơi: Thầy cô sẽ chiếu các bức hình lên máy chiếu, sau khi có hiệu lệnh bắt đầu, đội nào giơ tay trước sẽ có quyền trả lời. Kết thúc thời gian chơi đội nào có nhiều đáp án đúng sẽ dành chiến thắng.

  • Trò chơi “Giải đáp nhanh”

Trò chơi “ Giải đáp nhanh” là trò chơi bổ ích và ý nghĩa. Ở trò chơi này các em sẽ được rèn luyện khả năng tính toán, tính nhẩm, bao gồm các phép tính tiểu học.

– Chuẩn bị: Chia lớp thành 2 đôi và các đội sẽ tự đặt tên cho đội của mình.

– Cách chơi: Hai đội sẽ oẳn tù tì xem đội nào là người đưa ra câu hỏi trước. Đội thắng đưa ra câu hỏi để đội còn lại trả lời.

Sau khi trả lời, đội tiếp tục đặt câu hỏi cho đội kia. Trò chơi sẽ diễn ra trong vòng 5 phút, đội nào có nhiều câu trả lời hơn thì đội đó sẽ chiến thắng. Các câu hỏi trong trò chơi này sẽ liên quan đến môn toán với các phép tính cộng, trừ. nhân, chia.

  • Trò chơi “Hát nhanh hát chậm”

Trò chơi “Hát nhanh hát chậm” là một trong các trò chơi cho trẻ em tiểu học được nhiều giáo viên âm nhạc lựa chọn. Đây cũng là trò chơi giúp học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện sự nhanh nhạy và quan sát của trẻ.

– Chuẩn bị: Thầy cô sẽ chuẩn bị những bài hát mà các em đã học.

– Cách chơi: Thầy cô đưa ra quy ước ký hiệu tay nào là hát nhanh, tay nào là hát chậm. Khi trò chơi bắt đầu, học sinh sẽ tập trung nhìn theo ký hiệu tay của giáo viên để hát nhanh hay hát chậm.

  • Trò chơi “Ô chữ kỳ diệu”

“Ô chữ kì diệu” là trò chơi tập thể dành cho các em học sinh tiểu học giúp củng cố kiến thức cho các em học sinh. Từ đó, các em sẽ dễ dàng nhớ kiến thức hơn mà vẫn tạo được sự thoải mái, khích lệ tinh thần học cho các em.

Trò chơi “Ô chữ kì diệu” giúp các em có thể dễ dàng nhớ kiến thức hơn

Trò chơi “Ô chữ kì diệu” giúp các em có thể dễ dàng nhớ kiến thức hơn

– Chuẩn bị: Các ô chữ và các câu hỏi tương ứng. Chia lớp ra thành các đội chơi. Giáo viên đưa ra ô chữ gồm 15 ô hàng ngang và một ô chữ hàng dọc. Số lượng ô chữ sẽ tùy thuộc vào giáo viên.

– Cách chơi: Khi bắt đầu trò chơi, giáo viên sẽ đặt ra câu hỏi, đội nào giơ tay sẽ có quyền trả lời trước và dành được điểm. Trò chơi được kết thúc khi ô chữ hàng dọc được giải đáp.

Đọc thêm: Các trò chơi trên giấy sáng tạo

  • Trò chơi “Đập tay vào bảng”

Trò chơi “Đập tay vào bảng” có những công dụng hữu ích như: Luyện phản xạ nhanh, luyện đọc, củng cố kiến thức đã đọc.

– Chuẩn bị: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội có số lượng thành viên bằng nhau, các đội sẽ tự đặt tên cho đội của mình.

Trò chơi “Đập tay vào bảng” giúp các em củng cố kiến thức đã học

Trò chơi “Đập tay vào bảng” giúp các em củng cố kiến thức đã học

– Cách chơi: Giáo viên sẽ vẽ các hình khác nhau (vuông, tròn, tam giác,….) trên bảng và viết các từ vựng mới học vào các hình đó. Khi bắt đầu trò chơi, giáo viên đọc to, rõ từ trên bảng, đội nào đập vào bảng nhanh nhất, chính xác nhất sẽ dành được điểm. kết thúc trò chơi. Đội chiến thắng là đội có nhiều điểm hơn.

Bài viết trên chia sẻ cho bạn một số các trò chơi cho trẻ em tiểu học, có thể giúp các em tiếp thu được kiến thức mà còn có được niềm vui và sự hào hứng trong học tập. Thầy cô có thể tham khảo cho các giờ dạy của mình.

5/5 - (1 bình chọn)